Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Lưu ý khi trẻ thay răng

Thông thường quá trình thay răng ở trẻ sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi, cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ còn 4 tuổi hoặc ngược lại là muộn khi trẻ 8 tuổi. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi.

Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Vì thế, các ông bố bà mẹ có thể đoán được thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, đồng thời biết được thứ tự của những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu như thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối. http://chamsocrangtreem.vn/nho-rang-sua-bi-sau/



Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng – ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Cũng như, các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.

Ngoài ra, một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Ví dụ như khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó. Việc tác động này còn có thể gây ra viêm nhiễm nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để trẻ bỏ dần những thói quen xấu này.

Khi nào cần đưa trẻ tới nha sĩ ?  http://chamsocrangtreem.vn/tre-2-tuoi-cham-moc-rang/

Giai đoạn quan trọng nhất có thể gọi là tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn ở trẻ đó là giai đoạn mà trẻ còn cả răng sữa và răng vĩnh viễn cũng đã mọc lên. Vì thế, cần đưa trẻ tới các phòng khám nha để theo dõi thường xuyên ngay cả khi các bậc phụ huynh thấy răng trẻ mọc đều và thẳng.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà và nhổ bằng chỉ. Việc làm này rất dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Khi những chiếc răng bắt đầu lung lay các bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa, ở đây bác sĩ sẽ lựa chọn cách xử lý thích hợp nhất: hoặc nhổ hoặc tiếp tục chờ răng rụng.

Một số trường hợp đặc biệt như răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Hay trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí. http://chamsocrangtreem.vn/nanh-sua-o-tre-so-sinh/

Hãy luôn theo dõi sát sao quá trình thay răng ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai. Nếu những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn, cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả. Căn dặn để trẻ tránh chạm tay và đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng thay cũng như dạy trẻ cách chăm sóc cẩn thận những chiếc răng mới mọc và đừng quên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Khi một đứa trẻ lớn lên, song song với việc dạy dỗ để hình thành những đức tính tốt cho trẻ thì các bậc phụ huynh cũng cần đặc biệt quan tâm tới giai đoạn thay răng của con em mình. Có như vậy những đứa trẻ của chúng ta sẽ luôn có được hàm răng đều đẹp và nụ cười xinh xắn.

Tìm hiểu về chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách sau nhổ răng

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết những lưu ý quan trọng cần thực hiện sau nhổ răng để đảm bảo an toàn cho người bệnh.



Việc chăm sóc răng sau nhổ một cách khoa học và đúng cách vô cùng quan trọng để có thể tránh được nhiễm trùng cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau đó.


Để hạn chế chảy máu

Sau khi vừa nhổ răng, bệnh nhân cần cắn gòn để cầm máu trong khoảng 1 – 1,5 giờ. Nếu sau đó vẫn còn bị chảy máu thì bạn có thể thay một cuộn gòn sạch khác.


Để giảm đau

Nhổ răng bình thường sẽ ít đau hơn nhổ răng khôn. Nhằm giúp bệnh nhân giảm đau, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân, và bạn cần tuân thủ việc uống thuốc đúng như chỉ dẫn của bác sĩ.

Để giảm sưng

Sau khi nhổ răng có thể bên má sẽ bị sưng lớn. Ngày đầu tiên, để giảm sưng bạn nên chườm túi lạnh ở ngoài môi, má vùng tương ứng với vị trí nhổ răng. Khoảng 15 phút thì chườm lạnh một lần, và túi lạnh này nên để trong ngăn mát tủ lạnh. Những ngày sau, bệnh nhân nên đắp khăn ấm để làm tan máu tụ và giảm sưng.

Lưu ý khi ăn uống

Sau khi nhổ răng bệnh nhân cần uống nhiều nước.
Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng bệnh nhân nên ăn cháo loãng và uống sữa để tránh cho răng phải làm việc lúc này.
Nếu được thì bạn nên uống nước ép dâu tây, sữa đậu nành vì chúng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ nhanh lành thương.


Trong một tuần sau khi nhổ răng bạn có thể ăn uống bình thường, nhưng cần lưu ý là thức ăn cần được nấu mềm, cắt nhỏ thịt và tránh nhai ở phía vừa mới nhổ răng xong. Đặc biệt sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Về chế độ nghỉ ngơi

Tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau nhổ răng, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.
Sau khoảng 1 tuần bệnh nhân đến trung tâm để cắt chỉ ( nếu có khâu vết thương)

Nếu có bất cứ biến chứng xấu nào xảy ra như chảy máu nhiều, sưng lớn, sốt…thì bạn hãy gọi điện hoặc đến trung tâm để được bác sĩ khám và kiểm tra lại.

Để quá trình lành thương được nhanh chóng và vết thương không bị nhiễm trùng, bạn cần tránh làm những việc sau:

– Ăn đồ ăn quá cứng hoặc quá dai.

– Uống nước quá nóng hoặc quá lạnh.


Không cho tay hay bất cứ vật gì vào vị trí nhổ răng, Không mút chép miệng, uống nước bằng ống hút, khạc nhổ liên tục. Không nên nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, uống bia rượu sau những ngày đầu tiên.

Những loại răng cẩn phải nhổ

Để biết được những răng nào cần phải nhổ, thì phải xét theo quá trình phát triển của răng, bởi vì ở mỗi thời điểm, và từng trường hợp cụ thể.



Khi nhắc đến nhổ răng hầu như ai có tâm lý lo sợ, nhưng trên thực tế có những chiếc răng nhất định phải nhổ để đảm bảo bạn luôn có một hàm răng khỏe mạnh.

Những loại răng cần phải nhổ



Có rất nhiều trường hợp nếu như trước đay thì nhổ răng là điều bắt buộc phải làm những hiện nay nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ thì có thể thay thế việc nhổ răng bằng các phương pháp điều trị khác, có khả năng phục hồi lại răng chắc khỏe như ban đầu. Vì vậy trước khi quyết định nhổ răng bạn cần xem xét và tìm hiểu thật kỹ lưỡng. Có những trường hợp cần nhổ răng như sau:

Tùy vào từng trường hợp cụ thể để quyết định có nên nhổ răng hay không

Răng bị sâu nặng: Sâu răng là nguyên nhân chính dẫn đến việc bạn phải nhổ răng, vì sâu răng bình thường sẽ bị mất đi chân răng, nếu ở mức độ nhẹ thì sâu răng có thể điều trị bằng cách trám vít lỗ sâu được, nhưng trong những trường hợp sâu răng nặn thì phải nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến các răng khác.

Răng quá lung lay: Nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề này là do tổ chức quanh răng bị tổn thương mãn tính, gây ảnh hưởng trực tiếp tới xương chân răng, răng bị lung lay không thể nào giữ lại được nữa.

Răng bị ngoại thương: Do những tác động từ bên ngoài làm cho răng bi gãy ngang những chân răng vẫn còn nằm trong lợi mà không còn phương pháp nào có thể bảo tồn được, việc nhổ răng sẽ là bắt buộc.

Răng khôn: Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, răng này thuồng mọc muộn hơn so với các răng khác, có đến 98% răng số 8 phải nhổ bỏ, bỏi vì nó thường bị mọc lệch và gây tổn thương, đau nhức cho người bệnh.

Những răng sữa: Răng sữa bắt buộc phải nhổ ở độ tuổi thích hợp để thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn.

Các loại khác: Những răng được yêu cầu cần phải nhổ vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai , hoặc có thể gây tổn thương cho phần mô mềm khi ăn nhai, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ…Những chiếc răng này phải được sự đồng ý của bác sĩ mới được nhổ bỏ. Vì nhổ răng rất nguy hiểm.

Vì sao trẻ mọc răng nanh trước răng cửa ?

Việc răng mọc như thế nào, thời điểm, thế răng, hình thể và trình tự ra sao nằm ở các yếu tố nội tại bên trong cơ thể bé.



Hầu hết tất cả mọi người có quá trình mọc răng tuân theo một trình tự và giống nhau. Tuy nhiên, ở một số trường hợp trẻ nhỏ, răng nanh sữa mọc trước răng cửa, tạo nên sự bất thường khó giải thích.

Tại sao răng nanh sữa lại mọc trước răng cửa?



Thông thường, trẻ nhỏ bắt đầu bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên vào tháng thứ 6 và đa số răng cửa của trẻ sẽ mọc trước sau đó mới đến những răng khác. Tuy nhiên, đây cũng không phải là lịch mọc răng chuẩn với tất cả trẻ nhỏ. Vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như việc răng nanh sữa mọc trước răng cửa.


Răng nanh sữa mọc trước răng cửa có nguy hiểm không?

Việc răng nanh sữa mọc trước răng cửa không phải là hiện tượng hiếm, trên thực tế hiện tượng này xảy ra là do cơ địa chứ không phải sự bất thường nguy hiểm nào như nhiều bậc phụ huynh vẫn lo lắng.


Răng nanh sữa mọc trước răng cửa sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sự phát triển thể chất của trẻ, cũng như không có bất kỳ sự bất thường nào. Hơn nữa răng sữa chỉ tồn tại trong một khoảng thời thay thế vào đó là các răng gian ngắn sau đó sẽ rụng đi vàvình viễn khác nên nó càng không phải là vấn đề quá cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu thật sự bạn vẫn không thật sự an tâm về sự bất thường này thì bạn nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến về cách khắc phục, vì răng sữa cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc mọc răng vĩnh viễn về sau.


Cách khắc phục răng nanh sữa mọc trước răng cửa

Do răng sữa có ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn về sau nên trong nhiều trường hợp răng nanh sữa mọc trước răng cửa cần phải nhổ bỏ để tránh những sai lệch về sau cho răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, việc nhổ răng nanh sữa cần phải thực hiện đúng thời điểm và phải được sự chỉ định của bác sĩ.


Trường hợp bạn không muốn nhổ răng nanh sớm cho trẻ thì có thể để răng nanh vĩnh viễn mọc lên rồi có sai lệch sẽ chỉnh lại sau.

Khi nhổ răng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần quan tâm đặc biệt đến kỹ thuật nhổ răng, bởi vì việc nhổ răng có thể xảy ra nhiều biến chứng không mong muốn nếu không được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề và đúng kỹ thuật. Tốt nhất, các bậc cha mẹ nên bỏ chút thời gian để tìm hiểu và lựa chọn cho trẻ những nha khoa uy tín, với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, quá trình nhổ răng an toàn, tránh gây đau đớn cho trẻ.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mẹo để làm cho răng nanh sữa tự rụng đi. Nếu có dấu hiệu răng nanh sữa mọc trước răng cửa, bạn chỉ cần sử dụng nước muối pha loãng thấm lên vùng lợi mới nhú có đầu màu trăng của trẻ thì nó sẽ tự rụng đi.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc răng nanh sữa mọc trước răng cửa không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào đối với trẻ. Vì thế chỉ trong trường hợp bạn muốn trẻ có hàm răng đẹp không xảy ra bất kỳ sai lệch nào thì nên cho trẻ đến nha khoa để được theo dõi ngay từ sớm.


Cũng có không ít những trường hợp trẻ gặp phải tình trạng răng nanh sữa mọc trước răng cửa đã đến đăng ký thăm khám và theo dõi định kỳ để kịp thời có hướng xử lý nhanh gọn nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường, khi bé bắt đầu mọc răng trưởng thành. Đây là việc được các chuyên gia nha sỹ rất khuyến khích để bảo vệ hàm răng chắc khỏe và đều đẹp cho bé ngay từ khi còn nhỏ.

Được tạo bởi Blogger.