Hiển thị các bài đăng có nhãn phau-thuat-ham-ho-mom. Hiển thị tất cả bài đăng

Các loại thực phẩm tốt cho răng lợi

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp phòng chống sâu răng. Ngược lại, khi bạn có thói quen ăn uống không lành mạnh, axit trong khoang miệng sẽ bào mòn lớp men răng, làm cho răng nhạy cảm hơn và dễ bị sâu. Triệu chứng của sâu răng là đau răng, đau khi ăn hoặc uống, nhạy cảm đối với thức ăn nóng và lạnh, sự xuất hiện những vết ố trên răng.

Chữa cười hở lợi có an toàn không (http://phauthuathamhomom.com/chua-cuoi-ho-loi-co-an-toan-khong/)

Thông thường bạn nên đến nha sĩ 6 tháng một lần để kiểm tra răng miệng. Tuy nhiên, có một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn để chăm sóc răng lợi là thay đổi thói quen ăn uống.

Dưới đây là những loại thực phẩm giúp răng lợi khỏe mạnh.

Thực phẩm giàu canxi



Răng và hàm được cấu tạo chủ yếu từ canxi. Vì vậy, ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi là cách tốt nhất để bảo vệ răng. Thiếu canxi, bạn sẽ có nguy cơ viêm lợi và sâu răng. Có thể tìm thấy canxi trong rất nhiều các loại thức ăn và thức uống, như: sữa, sữa chua, pho mát, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn.



Thịt giúp tạo ra môi trường kiềm trong miệng và trung hòa axit phytic pH từ một số loại hoa quả. Thịt đỏ, thịt gà, cá và hải sản cũng rất giàu vitamin B12 và B2. Những người không hấp thụ đủ những loại vitamin này thường dễ bị nhiệt miệng.

Mặt trời sản xuất ra một lượng vitamin D khổng lồ. Bạn cũng có thể ăn các thực phẩm dồi dào vitamin D như cá (cá hồi, cá sardine, cá thu), trứng và sữa. Mua vitamin D dạng uống sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ

Bơ giàu canxi giúp ngừa sâu răng. Nhiều người sử dụng bơ ít béo để thay thế bơ thường vì họ nghĩ rằng nó tốt cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, ăn bơ thường trong một mức độ cho phép không những không khiến bạn tăng cân mà còn bảo vệ răng của bạn.

Đây là một trong những cách thức đơn giản mà ít tốn kém, sử dụng những nguyên liệu có sẵn ở nhà để bảo vệ răng miệng. Rau quả giàu chất xơ, giúp nước bọt lưu thông và tạo màng khoáng chống sâu răng.

Hydrogen Peroxide là một chất oxy hóa tự nhiên, có khả năng diệt vi khuẩn và làm trắng răng. Hãy súc miệng với 3% hydrogen peroxide trước khi đánh răng, 3 lần một tuần, mỗi lần 30 giây. Điều này sẽ giúp bạn làm sạch khoang miệng và có hơi thở thơm tho.

Ngoài việc ăn các thực phẩm có khả năng bảo vệ răng miệng, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây sâu răng. Thực phẩm giàu axit phytic gây cản trở hấp thụ các dưỡng chất cần thiết và những người tiêu thụ nhiều axit phytic có trong hạnh nhân, đậu, gạo lức, đậu xanh, bắp, hạt phỉ và đậu lăng thường có xu hướng bị sâu răng.

http://phauthuathamhomom.com

Phải làm gì khi bị gãy xương hàm?

Các chấn thương đủ mạnh để gây gãy xương hàm cũng có thể làm tổn thương cột sống ở cổ hoặc gây ra chấn động hay chảy máu trong sọ. Gãy xương hàm gây sưng và có thể gây biến dạng mặt. Gãy xương hàm xảy ra khi hàm dưới bị gãy gây đau và làm cho các răng ở hai hàm không ăn khớp với nhau.

Nha khoa tốt nhất tại quận Tân Phú
Nha khoa tốt nhất tại quận 7
Nha khoa tốt nhất tại quận 4

Gãy xương hàm có phải chấn thương nghiêm trọng không?
Gãy xương hàm trên được coi là gãy xương mặt. Gãy xương hàm trên có thể gây ra chứng song thị, tê vùng da dưới mắt (vì chấn thương dây thần kinh) hay sự bất thường ở xương gò má (có thể cảm nhận khi di chuyển một ngón tay dọc theo nó).

Đôi khi một vết gãy xương còn kéo dài qua răng hay chân răng (gọi là gãy xương hở), tạo ra một khe hở, từ đó vi khuẩn trong miệng có thể lây nhiễm vào các xương hàm.

Gãy xương hàm thường bị gây ra bởi các tai nạn giao thông nghiêm trọng, tai nạn lao động, tại nạn trong sinh hoạt hoặc trong các môn thể thao.

Dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương hàm bao gồm:
Chảy máu miệng;
Khó mở miệng rộng;
Bầm tím trên mặt;
Sưng mặt;
Cứng hàm;
Đau hàm và đau hơn khi nhai hoặc cắn;
Tê mặt (đặc biệt là phần môi dưới);
Cử động hàm rất khó (nếu bị gãy nghiêm trọng).

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.
Bạn nên làm gì nếu bị gãy xương hàm?

Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm khó chịu do gãy xương hàm trước khi đến bác sĩ hoặc nha sĩ:
Chườm đá để giảm sưng;
Không cố chỉnh lại khớp hàm, làm như thế có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn;
Làm dải băng bằng khăn tay, khăn quàng cổ hoặc cà vạt, quấn từ dưới hàm lên đỉnh đầu để cố định hàm. Dải băng phải dễ dàng tháo rời trong trường hợp bạn bị nôn;
Nhẹ nhàng lấy các răng gãy, rụng ra khỏi miệng, đặt vào sữa lạnh, nước muối,… Đem theo những chiếc răng đã gãy đến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?
Đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ ngay nếu bạn bị va chạm mạnh ở hàm và đi kèm các triệu chứng sau:
Hàm bị méo, nứt hoặc lệch khỏi vị trí bình thường;
Bạn bị lõm, đau đớn trong hàm hoặc dưới tai;
Răng bạn không khớp như mọi khi hoặc cử động khi cắn của bạn bị lệch;
Răng bị rụng hoặc lung lay;
Có vết bầm tím hoặc sưng ở nướu hay xương hàm;
Bạn khó mở miệng hoặc đau ở khớp hàm;
Tê cằm và môi dưới.
Nếu để lâu, bạn có nguy cơ bỏ lỡ thời điểm trị liệu tốt nhất.

Làm thế nào để phòng ngừa gãy xương hàm?
Bạn có thể phòng ngừa gãy xương hàm bằng cách tránh các chấn thương hoặc tác động đến vùng cằm và mặt dưới bằng cách:
Luôn thắt dây an toàn khi lái xe ô tô, thậm chí ngay cả khi xe bạn có trang bị túi khí;
Đội nón bảo hiểm và miếng bảo vệ miệng khi chơi các môn thể thao va chạm. Miếng bảo vệ miệng có thể bảo vệ răng và ngăn ngừa gãy xương hàm;
Đối với trẻ em, không nên khuyến khách con chơi những trò bạo lực bao gồm đánh đấm hay tham gia đấu quyền anh.

Nên tìm hiểu thông tin , bổ sung kiến thức về các tai nạn có thể xảy ra. Rèn luyện sức khỏe để ứng phó được các tình huống bất ngờ là cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Được tạo bởi Blogger.