Tẩy trắng răng giúp thay đổi màu sắc răng, giúp răng trắng sáng hơn ban đầu. Tuy vậy, tẩy trắng răng có hại không, làm mòn men răng không? Là thắc mắc chung của nhiều người khi muốn tìm tới phương pháp này nhằm cải thiện tình trạng răng xỉn màu, thiếu tự tin trong giao tiếp.
Thắc mắc tẩy trắng răng có hại không?1. Tẩy trắng răng là gì?
Tẩy trắng răng là phương pháp dùng các chất oxy hóa (Carbamide Peroxide - tẩy trắng tại nhà hoặc Hydrogen Peroxide - tẩy trắng tại phòng nha) cho thấm qua lớp men, khi kết hợp với năng lượng ánh sáng sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng, giúp răng trắng sáng hơn so với màu răng ban đầu mà không làm tổn hại bề mặt răng hay bất kỳ yếu tố nào trong răng. https://nhakhoakim.com/tay-trang-rang-hieu-qua-tai-nha-khoa-kim.html
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây nhiễm màu răng:
(1) Nhiễm màu trên bề mặt răng:
Sử dụng thực phẩm, đồ uống có màu: sô-cô-la, trà, cà phê, nước ngọt, rượu vang, cari, sốt cà chua…làm xói mòn men răng, ảnh hưởng vẻ đẹp tự nhiên của cả hàm răng.
Thuốc lá: Nhựa thuốc lá kết hợp với lớp màng mỏng trên răng làm răng bị xỉn màu. Vì vậy, người hút thuốc lá lâu năm phải sống chung với tình trạng răng ố vàng mất thẩm mỹ.
Vệ sinh răng miệng kém: Đánh răng và dùng chỉ nha khoa không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho thức ăn thừa và vi khuẩn bám vào men răng, khiến răng sậm màu hơn.
Nước súc miệng: Các nước súc miệng chứa Chloherxidine, Hexetidine có thể làm răng nhiễm màu nếu sử dụng trong thời gian dài.
(2) Nhiễm màu sâu bên trong cấu trúc răng:
Do tuổi tác: Theo thời gian, lớp ngoài men răng bị mòn dần, tiếp xúc với càng nhiều loại thực phẩm – đồ uống có sắc tố gây nhiễm màu khiến tình trạng răng bị nhiễm màu trở nên trầm trọng hơn.
Do di truyền: Màu răng có thể di truyền trong cấu tạo men răng dày hoặc mỏng. Nếu lớp men này càng mỏng, càng thấy rõ ngà răng vàng bên trong. Nếu hầu hết thành viên trong gia đình có hàm răng xỉn màu, nguy cơ bạn cũng bị vàng răng rất cao.
Nhiễm kháng sinh Tetracycline: Các hoạt chất trong kháng sinh Tetracycline khuyếch tán vào mô canxi hóa mới hình thành, khiến các muối của nguyên tố màu thấm vào ngà khiến răng bị nhiễm màu. Nếu người mẹ uống thuốc này khi đang mang thai hoặc trẻ em uống trước 7 – 8 tuổi, răng có thể bị đổi màu trên toàn bộ hàm hoặc chỉ ở một vùng nào đó. Nhiễm màu Tetracycline có thể chia 4 mức độ: vàng, nâu, xám, tím.
Florua dư thừa: Sử dụng nguồn nước có nồng độ Fluor cao, dùng quá liều kem đánh răng fluouride hoặc bổ sung florua bằng đường uống có thể làm đổi màu trong cấu trúc răng.
2. Tẩy trắng răng có hại không?
Hiện có nhiều phương pháp làm thay đổi màu sắc của răng, trong đó tẩy trắng răng được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tẩy trắng răng được nghiên cứu là an toàn cho sức khỏe răng miệng, không làm hại men răng, không làm thay đổi cấu trúc răng nếu thực hiện đúng cách. Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tối ưu, bạn nên tìm đến nha khoa sử dụng thuốc tẩy trắng chính hãng, hệ thống đèn tẩy trắng hiện đại. Trường hợp tẩy trắng tại nhà cũng nên có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ nha khoa, tránh tình trạng sử dụng thuốc bên ngoài không rõ nguồn gốc với nồng độ tùy ý, có thể lan xuống nướu, dẫn đến các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.
Kết quả tẩy trắng răng ở mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng nhiễm màu ban đầu. Độ trắng có thể giảm dần theo thời gian nhưng vẫn trắng hơn màu răng ban đầu.
Hầu hết mọi người đều có thể tẩy trắng răng, trừ một số trường hợp:
Phụ nữ mang thai và cho con bú, vì những hoạt chất có trong thuốc tẩy trắng răng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ sau này.
Trẻ em chưa đủ 16 tuổi, do thuốc tẩy trắng răng có thể gây kích thích tủy, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn.
Người đang mắc bệnh viêm nha chu, răng sâu, mòn cổ răng, hở cổ chân răng.
Người có dấu hiệu dị ứng với thuốc tẩy trắng.
tẩy trắng răng có hại không
Tẩy trắng răng có hại không khi xuất hiện cảm giác ê buốt?
Trên thực tế có khá nhiều trường hợp cảm thấy ê buốt sau khi tẩy trắng răng. Tuy nhiên đây là triệu chứng bình thường, không nguy hiểm, gặp ở 60% số ca tẩy trắng răng. Vì lớp ngà răng có các ống mang cảm giác nên khi được tác động, nó sẽ gây ê buốt ở mức độ nhẹ trong vài ngày, không có gì đáng lo. https://nhakhoakim.com/nha-khoa-tay-rang-nao-uy-tin-cho-hieu-qua-cao.html