Răng khểnh cũng chính là răng nanh trên cung hàm. Nhưng có nhiều trường hợp chiếc răng nanh mọc lệch hay còn gọi là răng khểnh lại tạo nên nét duyên dáng.Với trường hợp răng khểnh bị chìa quá mức ra ngoài thì bạn có thể thực hiện mài răng để điều chỉnh kích cỡ của răng.
>>> răng sứ veneer giá bao nhiêu
Như thế nào là răng khểnh?
Răng khểnh cũng chính là răng nanh trên cung hàm. Với trường hợp răng nanh mọc thông thường thì khá điều khít và hài hòa với các răng khác trên cung hàm, tuy nhiên cũng có trường hợp răng nanh bị chìa ra ngoài và lệch lạc gây kém thẩm mỹ, nếu cần thiết thì nên làm răng lại.Nhưng có nhiều trường hợp chiếc răng nanh mọc lệch hay còn gọi là răng khểnh lại tạo nên nét duyên dáng.
Bởi răng khểnh mọc chếch lên trên nướu răng và hướng ra ngoài, về cơ bản răng khểnh hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hay chức năng ăn nhai. Về mặt thẩm mỹ thì răng khểnh lại tạo nên một nét duyên khá đặc biệt nhất là đối với phái nữ. Hầu hết những người sở hữu chiếc răng này đều sỡ hữu một nụ cười tươi, duyên dáng. Tuy vậy, có không ít trường hợp răng khểnh quá to dài hoặc khểnh quá mức lại làm mất đi sự hài hòa vốn có của khuôn răng. Đó là chưa kể đến việc răng khểnh tạo thế 3 răng, thường xuyên giắt thức ăn nếu không được vệ sinh sạch thì sẽ dễ gây nên các bệnh lý về răng miệng.
Với trường hợp răng khểnh bị chìa quá mức ra ngoài thì bạn có thể thực hiện mài răng để điều chỉnh kích cỡ của răng. Nha sỹ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng mài đi một lớp men bên ngoài. Tuy nhiên nếu không chú ý sẽ phạm phải ngà răng có thể gây đau buốt, ảnh hưởng đến ăn uống sinh hoạt sau này. Do đó, thao tác kỹ thuật của nha sỹ rất quan trọng để ca mài răng đạt chuẩn. Mài răng về cơ bản có xâm lấn đến cấu trúc của răng nên trong nha khoa thường chỉ định mài theo một tỉ lệ nhất định và tỉ lệ này không giống nhau giữa các răng tùy thuộc vào độ to của răng.
Mài răng khểnh hay mai rang co bi anh huong gi khong?
Trước khi mài răng khểnh, nha sỹ sẽ thực hiện gây tê cục bộ để giảm thiểu đau nhức cho bệnh nhân và khi thuốc tê hết tác dụng thì bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức một chút. Với những trường hợp do quá trình mài xâm lấn quá mức đến cấu trúc răng sẽ khiến cảm giác ê buốt sẽ tăng lên khi ăn nhai hoặc gặp các kích thích bên ngoài như axit hay nóng lạnh đột ngột.
Do đó, sau khi thực hiện mài răng bạn nên tiến hành bọc răng sứ. Đây là lời khuyên hữu ích mà nha sỹ thường dành cho bệnh nhân nếu muốn bảo vệ răng một cách tốt nhất. Bọc răng sứ thực chất là cách dùng một mão sức bọc bên ngoài toàn bộ phần răng đã mài. Chụp sứ có chức năng như một lớp áo giáp bên ngoài không chỉ che phủ đi khuyết điểm trên răng mà còn giúp bảo vệ răng, tránh những tác động có hại đến răng. Răng khểnh sau khi mài và bọc sứ không chỉ chỉnh sửa được thế răng đều khít hơn so với các răng khác mà còn có thể chỉnh được kích cỡ của răng, che đi những khiếm khuyết trên răng.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét