Niềng răng có hại không?

Niềng răng có gây hại không là câu hỏi mà nhiều người đang có ý định niềng răng muốn biết. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ về kỹ thuật niềng răng và những lợi ích mà nó mang lại.

Kỹ thuật niềng răng được các nha sỹ thế giới khuyến khích
Trong chính sách chăm sóc sức khỏe răng miệng của người Mỹ, họ thậm chí đã yêu cầu hầu hết các học sinh trong độ tuổi từ 7 tuổi trở lên phải thực hiện niềng răng. Bạn tưởng răng họ lo xa hoặc bởi do điều kiện sống quá cao, quá tiên tiến họ mới có thể thực hiện được như thế. Nguồn gốc thực chất bắt đầu từ những lý do rất đơn giản nhưng lại vô cùng thiết thực. Răng không đều, chức năng và hiệu suất của “bộ nhá” sẽ không còn được bảo tồn 100%. Không niềng răng sớm, không thể đạt được hiệu quả chỉnh nha hoàn hảo về thẩm mỹ lẫn chức năng.
Gia nieng rang mat trong bao nhieu tien
Nên niềng răng sớm để đạt hiệu quả cao
Niềng răng trong độ tuổi thích hợp sẽ tránh được hầu hết các nguy cơ theo hướng không tích cực có thể có cho răng miệng. Thời điểm niềng răng càng muộn, những vấn đề nảy sinh trong và sau niềng răng càng nhiều. Chính là những tác hại mà bạn đang lo lắng.

Các nha sỹ chuyên sâu về chỉnh nha cũng khuyên rằng niềng răng là cần thiết để sắp xếp lại răng đều hơn, chỉnh lại trục răng và khớp cắn đúng vị trí cho nụ cười đẹp hơn. Về mặt kỹ thuật, niềng răng mang lại giá trị tích cực cho răng miệng. Vì kỹ thuật dựa trên sự dịch chuyển tự nhiên của răng trên xương hàm. Sự dịch chuyển này được tính toán diễn ra trong khoảng thời gian phù hợp đủ để cả răng và xương hàm có thời gian thích nghi và ổn định sau từng giai đoạn. Lực kéo đủ đáp ứng về cơ bản không gây ra những biến động quá đột ngột đối với khung hàm, cũng không ảnh hưởng đến vùng chứa mạch máu và các dây thần kinh trong khoảng miệng. Bởi thế về bản chất, kỹ thuật niềng răng không có hại cho răng.
Thời gian niềng răng nhanh nhất bao lâu mới xong?
Bản chất của niềng răng không có hại cho răng
Niềng răng có hại không và khi nào?
Một số trường hợp, muốn niềng răng phải nhổ bớt răng nanh. Nhưng răng nanh là 1 trong số những răng mà không răng nào khác trên cung hàm có thể thay thế được. Việc nhổ bỏ là bắt buộc và khi theo yêu cầu của bệnh nhân. Nếu việc nhổ răng không đảm bảo, hoặc vô tình răng nhổ làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh thì có thể về sau khi niềng răng sẽ bị ảnh hưởng nhẹ đến sự rắn chắc của cung hàm.
Niềng răng có hại không?
Khi kỹ thuật chỉnh nha niềng răng của bác sỹ không đảm bảo, hoặc vô tình chỉ định gia tăng lực lớn hơn so với độ kéo mà răng có thể đáp ứng, gây đột ngột cho răng. Việc này có thể khiến dẫn đến tình trạng tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chân răng. Về sau sẽ làm giảm tuổi thọ của răng, làm sai lệch khớp răng khiến hệ thống nhai, khớp thái dương và hàm bị ảnh hưởng xấu. Cũng có trường hợp do tính toán sai vị trí cũng như lực tác động của khí cụ khiến cho răng không những không điều chỉnh theo tính toán mà còn bị lệch lạc đi khá nhiều. Nặng là niềng răng mắc cài không đúng cách có thể gây ra mất răng do răng bị lung lay phải nhổ bỏ.

Lựa chọn một địa chỉ uy tín để niềng răng
Bởi những nguy cơ này có thể xảy ra, nên vai trò của bác sỹ và địa chỉ niềng răng rất quan trọng. 90% thành công của ca niềng răng phụ thuộc vào các yếu tố này. Cho nên Nha khoa KIM khuyên bạn, nên tìm đúng bác sỹ hỗ trợ điều trị, đó phải là bác sỹ giỏi, có kinh nghiệm nhiều ca và có sự phán đoán chính xác tất cả tiến trình thay đổi của răng khi niềng. Những điều này sẽ đảm bảo cho bạn được trải qua một ca niềng răng an toàn.
Địa chỉ nieng rang tra gop o dau tại TpHCM
Công nghệ niềng răng mắc cài 3M UGSL của Đức được áp dụng tại KIM sẽ là giải pháp niềng răng hiệu quả cho tình trạng răng khấp khểnh của bạn. Đây là công nghệ niềng răng mới hiện nay kết hợp với hệ thống máy chỉnh nha Dolphin 11.7 sẽ mang lại cho bạn một kết quả niềng răng tốt , giúp rút ngắn thời gian đeo niềng tối đa. Mắc cài UGSL được thiết kế tinh vi với cơ chế kháng mỏi cao và hệ thống bị động giảm thiểu ma sát, giúp cho mắc cài sau khi gắn lên răng không bung tuột, không thay đổi lực.

Công nghệ mới cũng hạn chế tối đa tình trạng ê nhức, đau buốt khi niềng răng mà vẫn mang lại hiệu quả tối ưu

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.