Có thể bạn chưa biết nhổ răng số 8 luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, biến chứng khó lường. Với những chia sẻ ở bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin rõ hơn về vấn đề này.
Răng khôn còn gọi là răng số 8 là răng cuối cùng trong cung hàm và thường mọc ở tuổi trưởng thành. Do không đủ khoảng trống cho việc mọc lên của răng sô 8 và vì vậy răng số 8 sẽ bị kẹt một phần hoặc toàn bộ trong xương hàm, vùng lợi phủ trên thân răng do đọng nhiều thức ăn thường xuyên bị viêm gọi là bệnh lý lợi trùm. Có nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch đâm xiên sang các răng hay hàm khác, nếu cứ để răng khôn tiếp tục mọc rất dễ gây biến chứng và ảnh hưởng tới các răng bên cạnh. Việc xác định có nên nhổ răng số 8 hay không phải dựa trên những biến chứng bất thường này là chủ yếu.
1. Một số biến chứng thường gặp trên răng số 8
Mọc răng khôn nên ăn gì |
– Sâu răng: Do răng khôn ở tận trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, là yếu tố thuận lợi sâu răng phát triển, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Nếu để lâu có thể phá hoại cấu trúc của răng số 7 và hậu quả cuối cùng là có thể làm hỏng răng số 7.
Răng số 8 thường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm
– Viêm nướu: Vì răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên thường nướu vùng quanh che phủ lên mặt nhai, đồ ăn thường hay giắt và khó được lấy ra hết. Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn này dễ gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh. Bệnh viêm nướu này sẽ tái phát nhiều lần chừng nào mà răng khôn còn chưa được hỗ trợ điều trị và càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm càng cao.
– Huỷ hoại xương và răng xung quanh: Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng và cuối cùng có thể dẫn tới rụng răng.
– Làm hỏng tủy răng: Nếu răng khôn mọc ngầm, nó có thể đâm lên chân hoặc thân răng răng số 7 phía trước và làm thủng chân hoặc thân những chiếc răng này. Sau khi răng khôn được lấy ra, có thể phải điều trị tủy của những chiếc răng số 7 nếu răng này đã bị nhiễm trùng tủy răng do lỗ thủng.
– Khiến các răng khác mọc chen chúc: Răng khôn là một trong những nguyên nhân gây răng chen chúc vì răng khôn thường mọc lệch. Nếu răng cửa trên và dưới mọc đúng vị trí mà hàm dưới tiếp tục phát triển thì những chiếc răng của hàm dưới sẽ bị đẩy và trở thành không thẳng hàng do răng số 8 mọc hướng ra phía trước dồn hàng tạo lực đẩy vào răng số 7.
Bởi những nguy cơ biến chứng nguy hiểm trên đây mà hầu hết các trường hợp răng không đều được bác sỹ chỉ định nhổ. Vi thể, để quyết định có nên nhổ răng số 8 hay không bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Thông tin hữu ích
>>Răng sâu vỡ: http://nhorangkhon.net/rang-sau-bi-vo-lon-nen-dieu-tri-nao/
>>Dấu hiệu mọc răng khôn: http://nhorangkhon.net/trieu-chung-moc-rang-khon/
2. Có nên nhổ răng số 8 hay không?
Thường thì răng số 8 có thể nhổ bởi nó không có chức năng hỗ trợ ăn nhai và đôi khi gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là khi răng đâm xiên sang gây đau nhức răng hàm bên cạnh, khi đó nếu cứ duy trì răng số 8 này sẽ dẫn tới nguy cơ hỏng răng.
Tốt hơn hết, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa xem xét, tư vấn có nên phẫu thuật hay không vì tùy từng trường hợp và khả năng răng khôn có gây ảnh hưởng và biến chứng hay không sẽ quyết định đến việc nhổ răng khôn. Tuy nhiên, phẫu thuật răng số 8 này thường có các khó khăn và phức tạp do đây là răng nằm ở vị trí sâu trong hốc miệng, răng thường mọc lệch, đôi khi ngầm trong xương.
Xem thêm: http://nhorangkhon.net/moc-rang-khon-nen-an-gi-de-giam-dau/
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét